PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN VÀ CÔN TRÙNG GÂY HẠI XOÀI

RẦY BÔNG XOÀI (Idioscopus clypealis)

TÁC HẠI CỦA RẦY HẠI BÔNG XOÀI

  • Thành trùng và ấu trùng đều chích hút nhựa của bông và lá non nhưng chủ yếu trên bông.
  • Bông bị rầy chích hút sẽ trở nên nâu, khô và sau đó sẽ bị rụng làm cây  không có khả năng đậu trái.
  • Rầy tiết ra mật ngọt, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển trên bông, trên lá, cành nơi Rầy sinh sống, làm ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ RẦY TRÊN BÔNG XOÀI

  • Vệ sinh vườn thông thoáng sau thu hoạch, nhằm hạn chế sự gây hại của Rầy.
  • Trước giai đoạn ra bông (từ 1 - 2 tuần)  sử dụng bẫy đèn để thu hút thành trùng tiêu diệt..
  • Phun ngừa vào giai đoạn Xoài vừa ra nụ hoa khi phát hiện có sự hiện diện của Rầy trên lá. Bằng các loại thuốc đặc trị Rầy như Hichesspro, JDMAXX 240SC,…

 

SÂU ĐỤC TRÁI XOÀI (Deanolis albizonalis)

TÁC HẠI CỦA SÂU ĐỤC QUẢ TRÊN XOÀI

  • Ấu trùng ăn phần thịt trái, chủ yếu là phần hột. Các đường đục sẽ tạo điều kiện cho Nấm, Vi khuẩn, Ruồi phát triển làm cho trái Xoài có thể bị thối nhanh chóng nhất là ở phần chóp trái .
  • Trái bị đục, chóp trái bị biến dạng cong lại. Nếu nhiễm nặng, năng suất có thể giảm đến 50%.
  • Sâu tấn công ở khắp các giai đoạn phát triển của trái, nhưng Sâu rất thích tấn công khi trái còn non, hột trái còn mềm hơn là trên những trái già mà hột đã bắt đầu cứng.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC QUẢ TRÊN XOÀI

Loại bỏ trái  bị nhiễm sâu bằng cách chôn sâu dưới đất.

Sau khi thu hoạch xong cho ngập nước vườn khoảng 36 -48 giờ để diệt nhộng. 

Những vùng thường xuyên bị nhiễm Sâu đục trái, có thể sử dụng biện pháp bao trái.


Xử lý thuốc để phòng trị sâu trong giai đoạn trái phát triển như: thuốc Truemax 250SC kết hợp vivu 500wwp, hoặc Super dan 95 WP

 

BỌ CẮT LÁ (Deporaus marginatus)

TÁC HẠI CỦA BỌ CẮT LÁ TRÊN XOÀI

  • Thành trùng đẻ trứng dọc theo gân chính của lá và cắt những lá còn non (chưa chuyển sang màu bánh tẻ).  Sau khi đẻ trứng xong, thành trùng cắt ngang lá ngay trên các vị trí đẻ trứng, phần lá bị cắt mang theo trứng sẽ rơi xuống đất.
  • Gây hại chủ yếu là  do thành trùng cắt, phá và gậm nhắm lá non làm cho lá bị hư, cành non bị trụi lá, ảnh hưởng đến sự phát triển, ra bông và năng suất của cây xoài.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỌ CẮT LÁ TRÊN XOÀI

Thu gom những lá bị cắt rơi xuống đất đem phơi khô và đốt để tiêu diệt ấu trùng và trứng còn nằm trong lá.

Trên  những vườn bị nhiễm nặng nên cày, xới đất ở phía dưới tán lá cây bị nhiễm, để diệt nhộng trong đất và xử lý thuốc trên lá non bằng JDMAXX 240SC, Truemax 250SC kết hợp vivu 500wwp

BÙ LẠCH GÂY HẠI BÔNG (Thrips hawaiiensis)

TÁC HAI CỦA BÙ LẠCH HẠI BÔNG XOÀI

  • Thành trùng và ấu trùng đều chích trên chồi, nụ bông, bông và trái làm cho bông không phát triển dẫn đến bị khô và rụng . Trên trái, vết chích hút để lại những chấm đen xuất phát từ cuống trái lan dần xuống chóp trái.
  • Khi mật số cao, vết chích sẽ tạo thành những vùng da cám quanh cuống trái, khi bị nặng, toàn bộ trái sẽ bị da cám và khô đen. Nếu bị tấn công vào giai đoạn trái còn quá non, trái có thể bị rụng.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BÙ LẠCH HẠI BÔNG XOÀI

Sử dụng biện pháp tưới nước phun lên chồi, lá non và trái để hạn chế mật số Bù lạch.

Xén tỉa cành  tạo sự thông thoáng để loại trừ  Bù lạch.

Xử lý  các loại thuốc khi mật số Bù lạch khoảng 3-5 con/chồi, hoặc trái. Như JDMAXX 240SC, Truemax 250SC

NHỆN ĐỎ (Oligonychus sp.)

TÁC HẠI CỦA NHỆN ĐỎ TRÊN XOÀI

  • Nhện đỏ thuộc nhóm đa ký chủ, vòng đời ngắn (dưới 1 tháng). Nhện gây hại trên nhiều bộ phận của cây như lá, bông, trái, cành non.
  • Trên trái, nhện sống tập trung ở cuống trái, chích hút làm vỏ trái bị biến màu gây ra hiện tượng  da cám... ảnh hưởng đến thương phẩm. Trên lá, nhện hút dịch lá, làm lá trở nên vàng hoặc xám bạc. Nếu mật số cao cả lá bị vàng, khô và rụng.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN ĐỎ TRÊN XOÀI

  • Vệ sinh vườn thông thoáng, mùa nắng tưới nước đầy đủ để làm tăng độ ẩm trên vườn.
  • Khi cây ra chồi non và đậu trái non cần xử lý thuốc Super mite 300SC để phòng ngừa nhện bộc phát và gây hại.
  • XÉN TÓC ĐỤC THÂN, CÀNH (Plocaederus ruficornis)

    TÁC HẠI CỦA XÉN TÓC ĐỤC THÂN CÀNH TRÊN CÂY XOÀI

  • Ấu trùng gây hại thân, cành bằng cách cắn phá vỏ cây tạo thành đường hầm làm cây còi cọc, chậm phát triển.
  • Tạo điều kiện cho các vi sinh vật khác như nấm, vi khuẩn,... Bội nhiễm và gây hại.
  • Trong cây có thể có nhiều con gây hại cùng một lúc, nếu mật số cao, cành và cả cây cũng có thể bị chết.
  • BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ XÉN TÓC HẠI XOÀI

    Loại bỏ những cành bị nhiễm.

    Khi phát hiện lỗ đục, cần khoét lỗ đục để diệt nhộng và ấu trùng.

    Bắt trưởng thành bằng cách giăng lưới bén xung quanh gốc xoài bị nhiễm xén tóc.

    Xử lý bằng các loại thuốc: JDMAXX 240SC, Truemax 250SC để tiêu diệt ấu trùng ăn phá.

  • RẦY MỀM (Toxoptera odinae)

    TÁC HẠI RẦY MỀN TRÊN XOÀI

  • Rầy mềm là loài đa ký chủ, gây hại nhiều loại cây trồng như xoài, cây có múi, cà phê,... và nhiều loại rau màu.
  • Cả ấu trùng và trưởng thành đều bám ở mặt dưới lá, đọt non để chích hút làm lá, chồi, cành non biến dạng, cây sinh trưởng kém. Ngoài ra, rầy còn tiết mật làm cho nấm bồ hóng phát triển cây quang hợp kém đồng thời rầy mềm còn là môi giới truyền bệnh virus gây hại cây trồng
  • BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ RẦY MỀM TRÊN XOÀI

  • Vệ sinh vườn, cắt tỉa cành vượt tạo tán cho vườn thông thoáng
  • Điều khiển cây ra đọt tập trung, thăm vườn theo dõi mật số rầy để phòng trị kịp thời bằng sản phẩm Hichesspro, JDMAXX 240SC,…
  • Nên phun thuốc nơi rầy tập trung nhiều như đọt non, lá non,… để bảo tồn thiên địch trong vườn.

RUỒI ĐỤC TRÁI (Bactrocera dorsalis)

TÁC HẠI CỦA RUỒI ĐỤC QUẢ TRÊN XOÀI

  • Ấu trùng (dòi) đục vào trái, chổ vết đục lúc đầu là 1 chấm đen, sau lớn dần có màu vàng rồi chuyển qua nâu. Bên trong trái dòi đục thành đường hầm vòng vèo làm trái bị thối mềm, và thay đổi hình dạng, màu sắc.
  • Từ vết đục trên trái, vi khuẩn và nấm xâm nhập vào bên trong gây lên men  và rụng trái.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ RUỒI ĐỤC QUẢ XOÀI

  • Thường xuyên thu gom tiêu huỷ các quả bị rụng có dòi hại.
  • Nếu có điều kiện thì bao trái lại sau khi đậu trái 20-35 ngày.
  • Có thể sử dụng một số loại bẫy bả mồi để có thể tiêu diệt Ruồi trưởng thành.
  • Xử lý ruồi bằng thuốc JDMAXX 240SC, Hichesspro.

Để phát huy hiệu quả của thuốc BVTV, nhằm tránh ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường, sinh vật có ích và con người trong điều kiện thuốc BVTV ngày càng phong phú và đa dạng như hiện nay, chúng ta cần lưu ý khi sử dụng thuốc BVTV cho quản lý dịch hại:

1- Đọc kỹ nhãn thuốc trước khi sử dụng:

2- Tuân thủ sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng:

  •  Đúng thuốc: Chọn đúng thuốc đối với dịch hại cần phòng trừ, an toàn cho cây trồng, ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Chọn thuốc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không sử dụng thuốc bị cấm sử dụng.
  •  Đúng liều lượng và nồng độ: Pha đúng nồng độ và phun đủ lượng nước quy định để đảm bảo thuốc trải đều và thuốc tiếp xúc dịch hại nhiều nhất, phải có dụng cân đong thuốc, nếu sử dụng liều cao dễ gây tái phát dịch hại, càng làm gia tăng nguy cơ ngộ độc cho người đi phun thuốc.
  •  Đúng lúc: Dùng thuốc khi dịch hại phát triển đến ngưỡng gây hại hoặc ở giai đoạn dễ mẫn cảm với thuốc (rầy tuổi 13; sâu tơ, sâu xanh tuổi 1-2). Đối với những loại trừ bệnh chỉ có tính phòng là chính, nên dùng vào thời điểm bệnh chớm xuất hiện. Cây trồng ở giai đoạn trổ hoa, nếu cần thiết phải phun thuốc thì nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.
  •  Đúng cách: Phun, rải thuốc chú ý vào chổ dịch hại thường tập trung tấn công (rầy nâu, bọ xít đen, khô vằn trên gốc lúa; nhện đỏ, rầy mềm ở dưới mặt lá, đọt non). Dùng nước sạch để pha thuốc; nước đục, bùn sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc khi phun, rải thuốc nên đi theo chiều gió.

 

Trên đây là tóm tắt sơ lượt các đối tượng sâu bênh hại trên cây xoài nếu các bạn cần tư vấn rõ hơn cũng như sử dụng sản phẩm sao mang lại hiệu quả tốt nhất xin hay liên hệ trực tiếp với chúng tôi để  chuyên gia có thể tư vấn tốt nhất cho bạn hoặc bạn có thể truy cập trang website : konacrop.vn để tìm thêm thông tin bổ ích

Chân thành cảm ơn bạn đọc chúc bạn có vụ mùa bội thu !!!

 

CÔNG TY TNHH KONA CROP SCIENCE / 0 bình luận / 17/10/2021
Liên hệ qua Zalo