PHÒNG TRỪ SÂU RẦY HẠI LÚA

  1. PHÒNG TRỪ SÂU RẦY HẠI LÚA 
  1. Ốc bươu vàng hại lúa

  • Ốc bươu vàng là loài sinh vật ăn thực vật, thức ăn ưa thích là xà lách, mạ non, rau muống, đặc biệt là mạ dưới 3 tuần tuổi có thể bị ốc cắn ngang thân gây thiệt hại trên đồng ruộng. Các nghiên cứu cho thấy ốc bươu vàng gây hại mạnh nhất trong giai đoạn lúa 3-20 ngày sau sạ
  • Làm đất kỹ bằng phẳng, tránh để nước đọng vũng trên ruộng. Đánh rãnh thoát nước (25 x 5 cm) cách nhau 10 - 15m trên ruộng để ốc đến sống tập trung trong rảnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom bằng tay. Đặt lưới chặn mương ốc bươu vàng khi lấy nước vào ruộng.
  • Sử dụng THUỐC TRỪ ỐC ỐC CLEAR 700WP + THUỐC TRỪ SÂUCHITIN 3.6EC với liều 35Gr Ốc Clear+25ml Chitin/bình 25 lít nước

    2. Bọ trĩ hại lúa (Thrips oryzae)

  • Bọ trĩ thích hợp gây hại lúa Đông Xuân, vì thời gian này ít mưa hoặc chấm dứt mưa bọ trĩ chích hút làm cho đầu lá lúa quăn lại và biến màu vàng. Khi trời mưa bọ trĩ giảm số lượng rõ rệt. Thời gian xuất hiện bọ trĩ từ khi cây lúa ở giai đoạn mạ đến giai đoạn đẻ nhánh
  • Vệ sinh đồng ruộng, gieo cấy đồng loạt. Bón phân NPK cân đối không bón thừa phân đạm
  • Sử dụng THUỐC TRỪ SÂU CREEK 2.1EC với liều 20ml/bình 25 lít nước

 3.Muỗi hành(Sâu năn) hại lúa (Orseolia oryzae)

  • Muỗi hành hoạt động về đêm. Đẻ trứng riêng lẻ hoặc từng nhóm 3-4 trứng ở phía dưới mặt lá gần gốc lúa. Trứng cần có ẩm độ cao (trên 80%) để phát triển và nở. Ấu trùng mới nở sống trong nước, không có nước trong vòng 24giờ ấu trùng sẽ chết, ấu trùng sau đó chui qua bẹ lá đục vào điểm sinh trưởng làm cho lá lúa mới mọc cuốn lại như lá hành sống trong đó. Khi sắp hoá nhộng ấu trùng bò lên ngọn lá hành đục một lỗ nhỏ nằm ở đó và hoá muỗi.
  • Vệ sinh đồng ruộng, gieo cấy đồng loạt. Bón phân NPK cân đối không bón thừa phân đạm
  • Sử dụng THUỐC TRỪ SÂU JDMAXX 240SC với liều 25-30ml/bình 25 lít nước
  • 4. Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa (Cnaphalocrosis medinalí Guenee)

  • Bướm sâu cuốn lá nhỏ hoạt động về đêm, đẻ trứng, ban ngày ẩn nấp. Ấu trung có 5 tuổi. Tuổi 1 rất linh hoạt có thể bò khắp trên lá, chui vào lá nõn, mặt trong bẹ lá hoặc bao lá cũ. Tuổi 2, 3 trở đi nhả tơ để khâu 2 mép lá cuốn thành tổ nằm trong đó gây hại. Sâu có khả năng di chuyển ra khỏi ổ để phá hại lá mới, mỗi con sâu non có thể phá hại từ 5 -9 lá
  • Vệ sinh đồng ruộng, gieo cấy đồng loạt. Bón phân NPK cân đối không bón thừa phân đạm
  • Sử dụng THUỐC TRỪ SÂU BOEMA 50WG với liều 25gr bình 25 lít nước
  • 5. Sâu đục thân hại lúa (Scirpohaga incertulas walker)
  • Sâu đục thân gây hại lúa từ thời kỳ mạ đến giai đoạn đòng trỗ. Cây mạ bị hại có thể chết khô, nếu mạ đã lớn thì dễ bị đứt gốc khi nhổ mạ. Cây lúa ở thời kỳ đẻ nhánh, sâu đục vào phần dưới của thân, cắt đứt bên trong phá hại chức năng dẫn nhựa làm cho lá non có màu xanh tái sẫm, dần chuyển sang màu vàng và héo khô. Thời kỳ đòng trỗ, sâu đục vào cắt đứt sự vận chuyển dinh dưỡng của bông lúa hoặc sâu tuổi nhỏ tập trung cắn nát đòng, bông lúa không trỗ hoặc nếu trỗ thì các hạt bị lép trắng (bạc bông).
  • Cần dọn sạch cỏ khi gieo cấy. Bón phân cân đối NPK không bón thừa phân đạm, không bón thừa phân đạm. Điều khiển nước tưới hợp lý, chủ động để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt.
  • Sử dụng THUỐC TRỪ SÂU SUPER DAN 95WP với liều 80-100gr bình 25 lít nước
  • 6.Bọ xít hại lúa (Scotinophara sp)
  • Thành trùng thân màu nâu xanh mảnh mai có 3 cặp chân dài, râu dài và  có cánh. Con cái đẻ trứng cả 2 mặt lá xếp theo gân chính của lá thành từng lô 10-20 trứng. Gây hại lúc lúa trổ chín, nhất là lúa sớm và muộn. Khi bị động chúng phóng thích ra mùi hôi từ tuyến bụng. Gây hại bằng cách chích hút vào khỏang giữa 2 võ trấu nhưng không đục xuyên qua vỏ trấu như các lọai bọ xít khác
  • Vệ sinh đồng ruộng diệt ký chủ phụ, xuống giống tập trung.
  • Sử dụng THUỐC TRỪ SÂU JDMAXX 240SC với liều 25-30SC bình 25 lít nước
  •  
  • 7. Nhện gié hại lúa (Steeotarsonemus spinki)
  • Thành trùng có kích thước rất nhỏ (0.025-0.03mm) trong suốt có màu nâu sáng, có 4 cặp chân, cặp chân sau con đực dùng như những cái kẹp để bảo vệ, ở con cái cặp chân này nhỏ hơn. Thành trùng thường sống trong bẹ lúa, phần nhô khỏi mặt nước. chỉ khi mật độ cao chúng mới bò lên gié lúa, một con cái đẻ khỏang 50 trứng.
  • Nhện chích hút nhựa từ bẹ lúa tạo thành những sọc màu nâu đen kéo dài, giống như cạo gió thấy dễ dàng ở mặt ngoài của bẹ lá lúa. Khi mật độ cao nhện bò lên tấn công gié lúa làm hạt lúa bị xoắn, có màu nâu tím, nếu bị nặng làm cả bông bị lem lép
  • Gieo sạ nhanh, gọn trong cùng một khu vực, sạ thưa, sạ hàng. Quản lý tốt mực nước ruộng, tránh để ruộng khô hạn
  • Sử dụng THUỐC TRỪ SÂU VARIO 300EC với liều 20-30ml bình 25 lít nước
  •  

 

 

 

 

     8.Rầy nâu hại lúa (Nilaparvata lugens)

  • Rầy nâu Tuổi 1 có màu trắng, tuổi khác có màu nâu. Rầy nâu thường tấn công vào gốc cây lúa và chích hút nhựa cây lúa, chúng có xu hướng theo ánh đèn. Rầy tấn công gâu hại nặng gây cháy rầy. Nhẹ làm cho cây lúa phát triển chậm, giảm năng suất. Gây hại gián tiếp là tác nhân truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và lúa cỏ
  • Vệ sinh đồng ruộng, sử dụng giống kháng, ạ mật độ vừa phải (80-120kg/ha). Bón phân NPK cân đối theo bảng so màu lá lúa
  • Thăm đồng thường xuyên, phát hiện kịp thời Sử dụng thuốc
  • Sử dụng THUỐC TRỪ SÂU JDANXAM 247SC với liều 25ml bình 25 lít nước
  • 9. Sâu keo, sâu đàn hại lúa (Spodoptera mauritia)
  • Sâu keo có khả năng phát sinh thành dịch ở những vùng lúa ngập lụt. Tùy theo tuổi sâu mà có triệu chứng gây hại khác nhau. Sâu non tuổi 1,2 ăn phần thịt lá, chỉ để lại biểu bì có vệt trắng dài. Tuổi 3: ăn khuyết lá. Từ tuổi 4, 5, 6 vết khuyết càng lớn hoặc cắn cụt lá, thân mạ. Khi thành dịch, sâu cắn cả 1 vạt lúa như trâu bò ăn.
  • Sử dụng THUỐC TRỪ SÂU JDANPYR 350SC với liều 20-30ml bình 25 lít nước
  • 10.Sâu phao đục bẹ hại lúa (Marsmia medinalis )
  • Bướm màu vàng nhạt đậu ngược. Sâu non màu vàng nhạt, những đốt thân nổi rõ, phần ngực có màu vàng đậm, sâu non khỏang 18mm. Trứng nở thành từng đám trên phiến lá hay bẹ lá, sát mặt nước nở sau 5-6 ngày đẻ. Sâu non ăn trên phiến lá và cắn 2 phiến lá tạo phao. Sâu mang phao bò dần xuống gốc đục vào bẹ. Tấn công trên lúa non đang đẽ nhánh, đặt biệt ruộng ngập nước sâu. Lây lan mạnh ở khu vực sạ không đồng lọat, gối vụ. Sâu đục nhiều lỗ trên bẹ, nước thấm vào lỗ đục gây thối chết cả cây. Sâu cũng có thể đục sâu dưới mặt nước
  • Thăm đồng thường xuyên phát hiện sâu sớm tháo nước trên ruộng
  • Sử dụng THUỐC TRỪ SÂU JDANPYR 350SC với liều 20-30ml bình 25 lít nước
CÔNG TY TNHH KONA CROP SCIENCE / 0 bình luận / 17/10/2021
Liên hệ qua Zalo